Hỏi:
Kính gửi cục giám sát bảo hiểm tôi tên phạm anh tuấn địa chỉ b9.08 chung cứ Sài Gòn south 113A Nguyễn Hữu Thọ xã Phước Kiển nhà bè. Mẹ tôi có vay thế chấp căn hộ chung cư mà tôi đang ỏ . khi vay ngân hàng yêu cầu mua bảo hiểm an tâm tín dụng nhưng chỉ là gói bảo hiểm tai nạn người vay. Vào ngày 28/06/2022 mẹ tôi bị tiêu chảy cấp do tai nạn trong sinh hoạt . sau đó nhập viện và tử vong ngày 18/07/2022
Quyền lợi bảo hiểm ghi như sau: 1.1 Người được bảo hiểm Tử vong do tai nạn
Quyền lợi bổ sung:
+ Hỗ trợ mai táng
+ Hỗ trợ nuôi con (Không giới hạn số
con)
1.2 Người được bảo hiểm bị Thương tật toàn
bộ vĩnh viễn do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ
81% trở lên
333,333,333 đồng
5.000.000 đồng
5.000.000 đồng /con
333,333,333 đồng
Người thụ hưởng:
- Người được thụ hưởng thứ nhất:
TPBank Bình Thạnh được ưu tiên thanh toán trước tiền bảo hiểm bằng
tổng dư nợ thực tế (gồm tổng khoản dư nợ còn lại và lãi phát sinh thực tế
và toàn bộ các khoản phí, phạt nếu có) tại ngày phát sinh sự kiện bảo
hiểm:
- Theo quy tắc bảo hiểm Tai nạn Nhóm Người vay tín dụng ban hành theo
Quyết định số 0773/2018/QĐ-GIC-BHCN ngày 01/08/2018 của Tổnggiám đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu.
- Theo quy tắc bảo hiểm kết hợp tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe
ban hành theo Quyết định số 1100/2009/QĐ-GIC-XCG ngày 10/12/2009
của Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu.
Với vai trò là Đại lý bảo hiểm của GIC, TPBank xác nhận các thông tin về hợp đồng bảo hiểm
1. ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG.
- Chủ hợp đồng vay và/hoặc người đồng ký vay trên hợp đồng vay tại TPBank.
- Một (hoặc nhiều hơn một, tối đa bốn) cá nhân đại diện cho Doanh Nghiệp hoặc được Doanh Nghiệp ủy quyền ký tên trên hợp
đồng vay của Doanh Nghiệp đó tại TPBank.
- Mỗi người được bảo hiểm đại diện cho Doanh Nghiệp hoặc được Doanh Nghiệp ủy quyền ký tên trên hợp đồng vay của Doanh
Nghiệp tại TPBank bắt buộc phải ký Giấy xác nhận chuyển quyền thụ hưởng (theo mẫu).
- Tuổi từ 18 đến không quá 75 tuổi vào ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm.
- Sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Không bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên.
- Không tiền sử hoặc đang bị tâm thần, phong, ung thư.
- Không trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật (được quy định tại quy tắc Bảo hiểm Tai nạn người vay tín dụng).
2. PHẠM VI CỦA BẢO HIỂM.
a) Người được bảo hiểm Tử vong do tai nạn;
Quyền lợi bổ sung:
+ Hỗ trợ mai táng: 5.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ nuôi con (không giới hạn số con hợp pháp dưới 16 tuổi): 5.000.000 đồng/con.
b) Người được bảo hiểm bị Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên).
3. CHI TRẢ BẢO HIỂM.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, GIC sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho Người thụ hưởng số tiền bảo hiểm tương
ứng với:
- Người được thụ hưởng thứ nhất - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được ưu tiên thanh toán trước số tiền theo số
dư nợ còn lại của Hợp đồng tín dụng tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, tối đa không quá số tiền bảo hiểm mà người
được bảo hiểm đã tham gia.
- Người được thụ hưởng thứ hai - Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp của Người được bảo hiểm được thanh
toán số tiền còn lại của số tiền bảo hiểm sau khi trừ đi phần đã thanh toán cho TPBank.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền chi trả không vượt quá số tiền bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đăng ký tham gia.
4. ĐIỂM LOẠI TRỪ.
Và nguyên nhân chết của mẹ tôi đươc chuẩn đoán do tiêu chảy cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp suy tuần hoàn. Tôi xin hoi cục giám sát bảo hiểm trường hợp mẹ tôi bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường đúng hay sai
23/12/2022
Trả lời:
- Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm, điều khoản loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm:
“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong
hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo
hiểm khi giao kết hợp đồng”.
- Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền: “Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc
phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo
thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
- Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm,
bên mua bảo hiểm có quyền: “Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
- Theo quy định tại Quy tắc bảo hiểm tai nạn nhóm người vay tín dụng ban
hành kèm theo Quyết định số 0773/2018/QĐ-GIC-BHCN ngày 01/8/2018 của
Tổng giám đốc GIC, phạm vi bảo hiểm là tử vong do tai nạn hoặc bị thương tật
toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên).
- Theo quy định tại Quy tắc bảo hiểm kết hợp tai nạn con người và chăm
sóc sức khỏe đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định số 1100/2009/QĐ-GIC-XCG
ngày 10/12/2009 của Tổng giám đốc GIC, phạm vi bảo hiểm là chết và thương tật
vĩnh viễn do tai nạn hoặc chết và thương tật vĩnh viễn do bệnh hoặc chi phí y tế do
tai nạn hoặc nằm viện và phẫu thuật do bệnh.
- Theo thông tin của độc giả, mẹ độc giả tham gia bảo hiểm an tâm tín dụng
nhưng chỉ với gói bảo hiểm tai nạn người vay; quyền lợi bảo hiểm ghi như sau:
1.1. Người được bảo hiểm tử vong do tai nạn, quyền lợi bổ sung: Hỗ trợ mai táng,
hỗ trợ nuôi con;
1.2. Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai
nạn. Nguyên nhân tử vong của mẹ độc giả được chuẩn đoán do tiêu chảy cấp, sốc
nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Câu hỏi của độc giả không kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp
đồng bảo hiểm và các hồ sơ, tài liệu có liên quan. Đề nghị độc giả căn cứ quy định
pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm để giải quyết vụ việc theo quy định
pháp luật.
Ngoài ra, trường hợp người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
không thống nhất được cách thức giải quyết bồi thường thì có thể đưa vụ việc ra Tòa
án giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
“Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:…3. Tranh
chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…”.
- Ngoài ra, trường hợp người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
không thống nhất được cách thức giải quyết bồi thường thì có thể đưa vụ việc ra Tòa
án giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
“Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:…3. Tranh
chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…”.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
Kính gửi: Cục quản lý, giám sát bảo hiểm
Tên Tôi là: Nguyễn Văn Nam - sinh năm: 1990.
Địa chỉ: Xóm 17, Xuân Giang, Xuân Trường, Nam Định
SĐT: 0913.723.067
Liên quan đến một số quy định tại Nghị định 67/2023 về bảo hiểm TNDSBB của chủ xe cơ giới chưa rõ, dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ xe tham gia bảo hiểm cụ thể như sau:
Tại điều 2 của nghị định quy định đối tượng áp dụng tại mục 1 đã nêu rõ “Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới” như vậy ngoài các xe khác thì xe tập lái chủ xe vẫn phải mua bảo hiểm TNDS BB. Theo điều 8 quy định về mức phí bảo hiểm tại múc VII có quy định rất rõ về cách tính phí bảo hiểm xe tập lái.
Nhưng theo Điều 7. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong đó có điểm loại trừ “ Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe”, điểm này đang áp dụng cho tất cả các loại xe trong đó có xe tập lái “đã thực hiện đúng quy định của luật giao thông đường bộ về xe tập lái “nghĩa là lái xe chưa có GPLX đang chờ thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe cũng thuộc điểm loại trừ quyền lợi bảo hiểm là rất vô lý.
Kính đề nghị Cục giám sát bảo hiểm làm rõ đối với xe tập lái đã tham gia bảo hiểm TNDSBB phát sinh quyền lợi bảo hiểm có bị áp dụng điểm loại trừ trên hay không?
-
Kính gửi Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính.
Tôi tên là Vũ Thị Thanh – là con gái của ông Vũ Văn An, người tham gia hợp đồng bảo hiểm số 2129830 tại Công ty Dai-ichi Life từ năm 2013.
Bố mẹ tôi đã tham gia hợp đồng bảo hiểm nêu trên từ năm 2013 qua lời tư vấn của tư vấn viên là bà Trần Thị Tuyết. Bà Tuyết đã cam kết với bố mẹ tôi rằng, khi hợp đồng đáo hạn sau 12 năm đóng phí, Bên Mua Bảo Hiểm sẽ nhận về toàn bộ số tiền đã đóng và một phần lãi. Chúng tôi có bằng chứng ghi âm đầy đủ và rõ ràng về nội dung tư vấn này của bà Trần Thị Tuyết. Phía Dai-ichi Life cũng đã thừa nhận đã nhận được file ghi âm này. Tuy nhiên, đến thời điểm đáo hạn (ngày 21/01/2025) số tiền thực tế bố mẹ tôi nhận được chỉ là 34.173.500 VNĐ, ít hơn rất nhiều so với tổng số phí 60.158.800 VNĐ đã đóng, và hoàn toàn trái ngược với lời cam kết "nhận về toàn bộ số tiền đã đóng và một phần lãi" của bà Tuyết.
Tại buổi làm việc 3 bên ngày 26/5/2025, bà Tuyết xác nhận nội dung file ghi âm mà tôi cung cấp là đúng và thừa nhận việc tư vấn cho gia đình tôi và nhiều khách hàng khác rằng: sau thời gian tham gia bảo hiểm khi đáo hạn sẽ nhận được số tiền gốc (cụ thể trong file ghi âm nói rõ là toàn bộ số tiền đã đóng) và lãi, không có khách hàng nào lỗ. Tuy nhiên sau đó, bà cùng đại diện đại lý lại "bẻ lái" nội dung, biện minh rằng:
“tiền gốc” ở đây là phần phí sau khi trừ đi các sản phẩm bổ trợ, chứ không phải toàn bộ số tiền đóng vào.
Khác hoàn toàn với những gì đã cam kết ban đầu và trong file ghi âm tôi đang giữ (rõ ràng khi tư vấn và trong file ghi âm có nói rất rõ là “sau này đáo hạn là lấy về toàn bộ số tiền đã đóng”). Tôi cho rằng đây là hành vi có dấu hiệu gian lận, cố tình cung cấp thông tin sai lệch có chủ đích, gây hiểu lầm nghiêm trọng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định về tư vấn bảo hiểm. Điều này không chỉ thể hiện sự thiếu trung thực trong tư vấn, mà còn là sự bao che, né tránh trách nhiệm của đại lý khi đã có biên bản làm việc xác nhận nội dung tư vấn sai.
Mong Quý Cơ Quan hỗ trợ và hướng dẫn tôi các bước tôi cần làm để đòi lại quyền lợi của gia đình mình. Hiện tôi đang nắm giữ toàn bộ file ghi âm và biên bản làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Cơ Quan
-
-
-
-
Kính gởi Bộ Tài chính,
Em là đại lý của công ty Prudential, 25b Trần Cao Vân, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh. Ngày 11/3/2025, em vô hệ thống lên hợp đồng cho khách thì nhận được thông báo công ty này chấm dứt hợp đồng đại lý với em với một danh sách lỗi vi phạm và lỗi không hợp tác. Em rất hoang mang và có gởi mail cho công ty để hỏi nhưng không nhận được sự hồi âm và em có tiếp tục gởi mail lần 2 và cũng không nhận được sự hồi âm. Công ty còn nợ em 65triệu đồng mà 5 tháng qua công ty chưa trả.
Cho đến hôm nay, khi tìm cách để tra cứu thông tin avicad em vô cùng xửng xốt khi thấy mình bị đưa vô danh sách blacklist.
Em đã tìm mọi cách liên hiện với công ty mà không được, bây giờ em rất hoang mang vừa bị công ty quỵt tiền và không đi làm được chỗ khác , mong Bộ Tài chính hướng dẫn em với ạ, em không biết phải làm như thế nào ạ.
-
Theo quy định tại mục a, khoản 1, Điều 4, Nghị định 23/2018/NĐ-CP Quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì: Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị. Công ty chúng tôi mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho toà nhà trụ sở Công ty (3 tầng). Cụ thể mua bảo hiểm: Nhà và các tài sản gắn liền với nhà.
Chúng tôi hiểu rằng:
1, Các tài sản gắn liền với nhà: là các tài sản đã được gắn chặt với nhà mà khi di dời sẽ làm hỏng kết cấu ngôi nhà. Vì vậy, thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc nếu còn giá trị còn lại trong sổ sách kế toán.
2, Các tài sản không được gắn chặt với nhà: là các tài sản chỉ để trong nhà, khi di dời không làm hỏng kết cấu ngôi nhà. Ví dụ: bàn ghế, tủ tài liệu, máy vi tính để bàn...Vì vậy, không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc.
Chúng tôi hiểu như trên có đúng không?
Kính mong được Bộ Tài chính giải đáp.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Người hỏi: Đinh Nguyễn Tú Anh. Gmail: songnganpho69@gmail.com
-
-
-
Kính gửi Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính,
Tôi tên là Đoàn Minh Phúc, mã hợp đồng bảo hiểm: U913824726, là khách hàng của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA.
Tôi viết thư này để phản ánh và cầu cứu về hành vi lừa dối, ép buộc khách hàng ký biên bản làm việc của Công ty AIA, cụ thể như sau:
1. Nội dung vụ việc
Ngày 09/01/2025, tôi tham gia buổi làm việc với đại diện của Công ty AIA là:
• Ông Nguyễn Hiếu Hòa Tân - Phòng Giải quyết quyền lợi bảo hiểm;
• Bà Đào Thị Quỳnh Vân - Phòng Chăm Sóc Khách Hàng.
Địa điểm làm việc: Số 30-32 Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Khóm 4, Phường 1, TP. Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Mục đích buổi làm việc là để giải quyết khiếu nại về yêu cầu bồi thường bảo hiểm của tôi liên quan đến quá trình phẫu thuật điều trị bệnh lý tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc, Công ty AIA đã có các hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của tôi, bao gồm:
1.1. Lén lút thay đổi nội dung biên bản
• Đại diện Công ty đưa cho tôi đọc một bản nháp biên bản và khẳng định đây là nội dung chính thức. Tuy nhiên, khi yêu cầu ký, họ đưa một biên bản khác đã thay đổi nội dung mà không thông báo rõ ràng.
• Khi tôi thắc mắc, ông Tân khẳng định hai văn bản giống nhau, nhưng trên thực tế, nội dung đã bị thay đổi, đặc biệt là phần chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân được bổ sung một cách mập mờ. Không được trao đổi chính thức trong cuộc họp và tôi cũng không được đọc qua chính sách này.
1.2. Ép buộc khách hàng ký kết
• Trong tình trạng tinh thần không ổn định do lo lắng về sức khỏe của cha tôi đang điều trị tại bệnh viện, tôi bị Công ty liên tục hối thúc ký biên bản mà không được cung cấp đủ thời gian để đọc kỹ và cân nhắc.
• Ông Tân và bà Vân cũng không minh bạch trong việc giải thích các nội dung thay đổi, lợi dụng trạng thái mất tập trung của tôi để ép ký.
1.3. Đe dọa và thách thức
• Trong suốt phiên họp, ông Tân yêu cầu tôi không được quay phim, chụp ảnh hay ghi âm và không được phép trao đổi, thảo luận hay diễn giải với bất kỳ bên thứ ba nào nếu tôi có thắc mắc về các thuật ngữ mà Công ty sử dụng trong biên bản.
• Ông Tân còn đe dọa rằng nếu tôi vi phạm các yêu cầu trên, Công ty sẽ kiện tôi. Những hành vi này khiến tôi cảm thấy bị đe dọa, áp lực, và hoàn toàn mất đi quyền tự do thể hiện ý kiến một cách công bằng.
Tôi kính đề nghị Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm:
1. Can thiệp và điều tra về hành vi lừa dối khách hàng của Công ty AIA trong buổi làm việc ngày 09/01/2025.
2. Yêu cầu Công ty AIA hủy bỏ biên bản đã ký.
3. Xử lý trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận liên quan để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng và tránh tái diễn hành vi tương tự trong tương lai.